Wednesday, 25/05/2022
Logo Trang Land
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Kiến Thức Bất Động Sản
    • Đầu Tư & Môi Giới
    • Thông Tin Quy Hoạch
    • Pháp Lý
    • Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà
    • Kiến Thức Chung
  • Trang Trí Nhà Đẹp
  • Phong Thuỷ
    • Phong Thuỷ Nhà Ở
    • Phong Thuỷ Theo Tuổi
    • Tư Vấn Phong Thuỷ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Kiến Thức Bất Động Sản
    • Đầu Tư & Môi Giới
    • Thông Tin Quy Hoạch
    • Pháp Lý
    • Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà
    • Kiến Thức Chung
  • Trang Trí Nhà Đẹp
  • Phong Thuỷ
    • Phong Thuỷ Nhà Ở
    • Phong Thuỷ Theo Tuổi
    • Tư Vấn Phong Thuỷ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Logo Trang Land
No Result
View All Result
Home Kiến Thức Bất Động Sản Kiến Thức Chung

Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiện hành

Huyền Trang by Huyền Trang
19/08/2021
in Kiến Thức Chung
0
Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiện hành
0
SHARES
45
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Khái niệm bán phá giá là gì? Thuế chống bán phá giá là gì? Thuế chống bán phá giá hiện nay đang như thế nào? Để giải đáp cho các thắc mắc trên, Trang Land hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc bài viết sau đây.

Mục Lục Nội Dung

  • 1. Bán phá giá là gì?
    • Phá giá khác biệt với bán giá rẻ
    • Ví dụ về bán phá giá
  • 2. Hậu quả của bán phá giá
  • 3. Thuế chống bán phá giá là gì?
  • 4. Các biện pháp chống bán phá giá
    • Áp dụng thuế chống bán phá giá
    • Biện pháp tự vệ
  • 5. Thực trạng bán phá giá ở Việt Nam

1. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một khái niệm thường thấy trong thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào của một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá.

Như vậy, khái niệm bán phá giá được hiểu là có sự tách biệt về giá, khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó ở trong nước xuất khẩu.

Phá giá khác biệt với bán giá rẻ

Xem thêm:Hạng mục công trình là gì? Tầm quan trọng của hạng mục công trình

Bán phá giá hàng hoá không giống với hàng hoá bán rẻ. 

Thực tế, một nước có thể xuất khẩu hàng hoá đó sang nước khác, bán với giá rẻ hơn hàng hóa cùng loại đang bán trên thị trường nước nhập khẩu. Trường hợp không được coi là bán phá giá nếu giá bán không thấp hơn giá bán của hàng hoá đó trên thị trường nước xuất khẩu.

Ví dụ về bán phá giá

Ví dụ về bán phá giá hàng hoá như sau:

Xem thêm:Các mẫu nhà Container đẹp - độc với chi phí tiết kiệm

Một người sản xuất tủ lạnh lâu năm bán mặt hàng tủ lạnh Samsung với giá 300 USD/chiếc. Nếu người đó xuất khẩu tủ lạnh cùng loại Samsung tới nước khác và bán với giá 230 USD/chiếc thì người đó đã thực hiện hành động bán phá giá.

Bán phá giá là gì? Là khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó ở trong nước xuất khẩu
Bán phá giá là gì? Là khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó ở trong nước xuất khẩu

Hiểu đơn giản hơn, bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh với những mặt hàng khác trên thị trường thế giới. Mục đích của hành động này là để đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, thậm chí là cả mục tiêu chính trị.

2. Hậu quả của bán phá giá

Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: 

  • Thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước.
  • Có thể gây ra tổn thất vật chất hoặc làm nguy hại đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước.
Xem thêm:Cách tìm insight khách hàng hiệu quả - Tránh các sai lầm khi tìm insight

Chính vì vậy, các nước nhập khẩu phải áp thuế chống bán phá giá bởi họ cho rằng, hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

3. Thuế chống bán phá giá là gì?

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

 Bán phá giá có thể gây thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước
Bán phá giá có thể gây thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước

Theo đó, cách tính thuế chống bán phá giá như sau:

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 38/2015/TT-BTC thì phương pháp tính thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được quy định như sau:

Số tiền thuế chống bán phá giá = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá x Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế chống bán phá giá

4. Các biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định của ADA và quy định của pháp luật của các nước thành viên, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

Áp dụng thuế chống bán phá giá

  • Về nguyên tắc áp thuế: Mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ.
  • Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn bên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra.
  • Về thời hạn áp thuế: Theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại.
  • Về hiệu lực áp thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhập khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành Quyết định.

Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của cá nhân, tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một số hoặc một số loại hàng hóa. Biện pháp này được thực thi khi việc nhập khẩu tăng nhanh, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

 Các biện pháp chống bán phá giá hiện hành
Các biện pháp chống bán phá giá hiện hành

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.  

Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ. Nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ).

5. Thực trạng bán phá giá ở Việt Nam

Việc nước ta gia nhập vào WTO và APEC ASEAN dẫn đến việc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài ngày càng tăng trên thị trường nước ta nhằm chiếm đoạt thị phần, dồn ép các ngành sản xuất Việt Nam.

Ngược lại, trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã bị khởi kiện vài lần vì bị cho là bán phá giá hàng hóa trên thị trường.

 Thực trạng bán phá giá ở Việt Nam
Thực trạng bán phá giá ở Việt Nam

Năm 1994, gạo Việt Nam bị Colombia đâm đơn kiện. Kết luận cuối cùng là gạo Việt Nam nhập khẩu vào Colombia không bị đánh thuế chống bán phá giá, mặc dù bán ở mức thấp 9.07% song không gây tổn hại cho các nhà sản xuất lúa gạo ở Colombia.

Năm 2002, cá da trơn vào Mỹ bị kiện vì bị cho là bán giá rẻ, phá giá thị trường.

Năm 2006, vụ kiện phá giá giày da giữa Việt Nam và EU.

Năm 2013, điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a và Lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01).

Trên đây là bài viết giải đáp khái niệm bán phá giá là gì và những biện pháp chống bán phá giá. Hy vọng những kiến thức Trang Land cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.

Previous Post

Sinh năm 1988 hợp hướng nào? Hướng nhà đẹp nam nữ tuổi Mậu Thìn

Next Post

Hướng bếp tuổi Đinh Mão 1987 chuẩn phong thuỷ rước tài đón lộc

Huyền Trang

Huyền Trang

"Lắng nghe Trang Land – Đầu tư bất động sản chắc chắn thành công!"

Next Post
Hướng bếp tuổi Đinh Mão 1987 chuẩn phong thuỷ rước tài đón lộc

Hướng bếp tuổi Đinh Mão 1987 chuẩn phong thuỷ rước tài đón lộc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

TIN NỔI BẬT

Các loại nhà ở phổ biến ở Việt Nam hiện nay | Cách phân biệt các loại nhà

Các loại nhà ở phổ biến ở Việt Nam hiện nay | Cách phân biệt các loại nhà

1 year ago
Nhà hướng Đông Nam đặt bếp hướng nào phù hợp nhất, tốt nhất?

Nhà hướng Đông Nam đặt bếp hướng nào phù hợp nhất, tốt nhất?

12 months ago
Thuê mua là gì? Phân biệt rõ giữa đi thuê mua và thuê nhà ở

Thuê mua là gì? Phân biệt rõ giữa đi thuê mua và thuê nhà ở

6 months ago
Luật thừa kế mới nhất 2020 – Những điều cần lưu ý

Luật thừa kế mới nhất 2020 – Những điều cần lưu ý

1 year ago

Danh Mục

  • Kiến Thức Bất Động Sản (124)
    • Kiến Thức Chung (76)
    • Pháp Lý (48)
  • Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà (40)
  • Phong Thuỷ (259)
    • Phong Thuỷ Nhà Ở (97)
    • Phong Thuỷ Theo Tuổi (20)
    • Tư Vấn Phong Thuỷ (101)
  • Thông Tin Quy Hoạch (86)
  • Đầu Tư & Môi Giới (200)

BÀI VIẾT MỚI

  • Tuổi tuất năm Tân Sửu 2021

    1994 Năm Nay Bao Nhiêu Tuổi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách Cắm Hoa Cúc Vàng Để Bàn Thờ Đúng Chuẩn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 5 công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho môi giới

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thông tin bản đồ quy hoạch xã bình Mỹ Huyện Củ Chi mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh và thông tin mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Huyền Trang Land

Website chia sẻ thông tin bất động sản, dự án đầu tư, chung cư & Kiến thức phong thuỷ.
Lắng nghe Trang Land – đầu tư bất động sản chắc chắn thành công!
Số điện thoại: 090 776 99 68
Email: Contact@huyentrangland.com

Theo dõi tôi trên mạng xã hội:

Fanpage

Pinterest

Liên kết nhanh

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Sitemap

© 2021 Trang Land - Design by Kanenguyen. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Kiến Thức Bất Động Sản
    • Đầu Tư & Môi Giới
    • Thông Tin Quy Hoạch
    • Pháp Lý
    • Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà
    • Kiến Thức Chung
  • Trang Trí Nhà Đẹp
  • Phong Thuỷ
    • Phong Thuỷ Nhà Ở
    • Phong Thuỷ Theo Tuổi
    • Tư Vấn Phong Thuỷ
  • Liên Hệ

© 2021 Trang Land - Design by Kanenguyen. DMCA.com Protection Status